Thành phần và cơ chế tác dụng
Peritol có thành phần hoạt chất là cyproheptadin
Cyproheptadine hydrochloride là một chất kháng histamine và serotonin có tác dụng kháng cholinergic và an thần. Cyproheptadine gắn kết với serotonin và các thụ thể histamine H1, do đó nó ức chế cạnh tranh gắn kết với serotonin và histamine.
Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc
Thuốc được bào chế dưới dạng siro với hàm lượng có trongchai 100ml như sau:
Mỗi 1 chai
- Cyproheptadine hydrochloride 2mg.
- Tá dược vừa đủ
Giá thuốc 26.000vnđ/ 1 chai
Ngoài ra, thuốc còn được bào chế dưới dạng viên nén với hàm lượng 4mg
Chỉ định và chống chỉ định thuốc
Chỉ định
Periol được chỉ định điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa
Peritol được chỉ định để điều trị các tình trạng dị ứng cấp và mạn tính bao gồm:
- Tình trạng viêm da, chàm
- Vết đốt côn trùng, cảm
- Viêm mũi theo mùa, viêm kết mạc dị ứng
- Nổi mề đay
- Phù Quincke
- Dị ứng thuốc
- Phản ứng huyết thanh
- Ngứa hậu môn sinh dục, ngứa do thủy đậu.
Ngoài ra, thuốc Peritol còn được dùng để dự phòng và điều trị chứng đau nửa đầu, đau đầu do co mạch.
Chống chỉ định
- Dị ứng với bất cứ thành phần hoạt chất hoặc tá dược nào.
- Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.
- Đối tượng là trẻ sơ sinh.
- Bệnh nhân là người cao tuổi hoặc bị suy nhược.
Liều lượng và cách sử dụng
Cách dùng
Thuốc dùng đường uống.
Liều dùng
Dạng siro
Người lớn: 10mL x 3 lần/ngày.
Mề đay mãn tính: 5 mL x 3 lần/ngày.
Ðau nửa đầu cấp: 10mL, sau nửa giờ uống lặp lại, duy trì: 10mL x 3 lần/ngày.
Biếng ăn: 10mL x 3 lần/ngày.
Trẻ 7-14 tuổi: 10mL x 3 lần/ngày.
Trẻ 3-6 tuổi: 5mL x 3 lần/ngày.
Tác dụng phụ
Cần thông báo với bác sỹ nếu thấy dấu hiệu buồn ngủ khi sử dụng thuốc
- Khó thở, đau đầu.
- Tình trạng kích động (đặc biệt là ở trẻ em).
- Yếu cơ.
- Tiểu khó.
- Giảm thị lực.
- Tăng cảm giác căng thẳng.
- Cyproheptadine có thể gây ra các tác dụng phụ khác.
- Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc.
Lưu ý
Các thuốc kháng histamine không nên sử dụng để điều trị các triệu chứng đường hô hấp dưới, bao gồm cả hen cấp tính.
Các thuốc kháng histamine có thể làm giảm sự tỉnh táo, ngược lại, đặc biệt ở trẻ nhỏ đôi khi có tác dụng kích thích.
Không dùng Peritol cho trẻ dưới 2 tuổi do chưa đủ dữ liệu về an toàn và hiệu quả.
Cyproheptadine có tác dụng chống tiết choline nên phải thận trọng khi dùng thuốc trong các trường hợp sau đây:
- Có tiền sử hen phế quản.
- Cường tuyến giáp.
- Các bệnh tim mạch.
- Tăng huyết áp.
Rượu có thể làm tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của thuốc kháng histamine, do đó bệnh nhân không được uống rượu bia khi đang dùng Peritol.
Các bất thường trong sự tạo máu (giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu do tán huyết) hiếm khi xảy ra khi dùng các thuốc kháng histamine dài ngày. Cần phải kiểm tra công thức máu nếu bệnh nhân bị sốt không rõ nguyên nhân, đau họng, thương tổn niêm mạc miệng, xanh xao, vàng da, suy nhược, khó thở, chảy máu hoặc tụ máu không rõ nguyên nhân, bất thường hay khó kiểm soát trong quá trình điều trị kéo dài. Có thể phải xem xét đến việc ngưng điều trị nếu thấy có bất thường về tạo máu.
Mỗi viên nén Peritol có chứa 128mg lactose. Bệnh nhân không dung nạp galactose di truyền hiếm gặp, thiếu hụt Lapp lactase, hoặc kém hấp thu glucose – galactose không nên dùng thuốc này.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Khi mới bắt đầu dùng thuốc, một số bệnh nhân có thể bị chóng mặt, buồn ngủ hoặc ngủ gà, do đó có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Khi mới bắt đầu điều trị, bệnh nhân không nên lái xe hoặc vận hành máy móc trong một khoảng thời gian xác định tùy từng bệnh nhân. Sau một thời gian điều trị, việc hạn chế hoặc cấm lái xe hoặc vận hành máy móc cần được bác sĩ xác định cho từng bệnh nhân.
Thời kỳ mang thai
Chưa có đủ dữ liệu về an toàn của cyproheptadine khi sử dụng cho phụ nữ có thai. Các kết quả thử nghiệm trên động vật không đảm bảo đầy đủ thông tin liên quan đến sự phát triển của phôi hoặc thai nhi, quá trình sinh và sự phát triển sau sinh. Nguy cơ có thể xảy ra trên người chưa được biết. Không dùng Peritol trong thời kỳ có thai trừ khi lợi ích của việc điều trị vượt trội so với nguy cơ có thể xảy ra.
Thời kỳ cho con bú
Người ta chưa biết liệu cyproheptadine có được tiết vào sữa mẹ hay không nhưng do thuốc có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng cho trẻ bú mẹ. Cần phải cân nhắc ngừng cho trẻ bú mẹ hay ngừng dùng thuốc dựa trên tầm quan trọng của việc dùng thuốc đối với người mẹ.
Tương tác thuốc
Thuốc
Các thuốc ức chế MAO làm tăng và kéo dài tác dụng chống tiết choline của Peritol.
Tác dụng phụ an thần của các thuốc kháng histamine bao gồm cả Peritol cộng hưởng với tác dụng của rượu và các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác như thuốc ngủ, thuốc an thần. Do đó bệnh nhân không được uống rượu bia khi đang dùng Peritol, và phải thận trọng khi dùng đồng thời Peritol với các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác.
Các thuốc có hoạt tính kháng serotonin như cyproheptadine có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống trầm cảm tăng cường serotonin bao gầm các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). Điều này có thể dẫn đến khả năng tái phát của bệnh trầm cảm và các triệu chứng liên quan.
Cyproheptadine có thể gây kết quả dương tính giả với thuốc chống trầm cảm 3 vòng khi xét nghiệm nước tiểu. Do cyproheptadine và các thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể gây các triệu chứng quá liều tương tự nhau, nên bác sĩ cần thận trọng theo dõi bệnh nhân để kiểm soát độc tính của thuốc chống trầm cảm 3 vòng trong trường hợp quá liều kết hợp.
Thức ăn và rượu bia
Thức ăn và rượu bia có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn và rượu bia. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc
Tình trạng sức khỏe
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Bảo quản thuốc
- Để thuốc Peritol tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Peritol ở những nơi ẩm ướt.
- Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là <30 ºC.
Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?
Xử trí khi quá liều
Trong trường hợp dùng thuốc quá liều, thông báo ngay cho bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu của bệnh viện gần nhất bởi vì bạn có thể cần trợ giúp y tế.
Xử trí khi quên liều
- Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
- Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
- Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
Xem thêm: